Bài hát: Đông Kiếm Em - Vũ

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

CÂU HỎI ÔN TẬP
Môn: Luật Hành chính
Chương trình: Cử nhân hành chính
     1.            Chứng minh Luật Hành chính là một ngành luật về quản lý hành chính nhà nước.
     2.            Trình bày khái niệm, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học Luật hành chính. Phân tích mối quan hệ giữa khoa học Luật hành chính với các khoa học xã hội khác.
     3.             Phân loại quy phạm luật hành chính. Cho một ví dụ về một quy phạm vật chất và một quy phạm thủ tục hành chính tương ứng và nêu rõ mối quan hệ giữa chúng
     4.             Khái niệm nguồn luật hành chính? Phân loại nguồn của luật hành chính
     5.             Cho ví dụ về một sự kiện pháp lý hành chính và quan hệ pháp luật hành chính phát sinh tương ứng với các sự kiện đó; phân tích các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật hành chính đó
     6.            Phân tích các điều kiện trở thành chủ thể ngành Luật Hành chính
     7.            Cơ quan hành chính nhà nước có phải là chủ thể quan trọng nhất của ngành Luật Hành chính không ? Tại sao?
     8.             Khái niệm và phân loại các cơ quan hành chính nhà nước. Ý nghĩa của việc phân loại cơ quan hành chính nhà nước.
     9.             Địa vị pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp 2013 và so sánh với quy định này trong Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001?
10.            Địa vị pháp lý của UBND theo Hiến pháp hiện hành, và so sánh với quy định này trong Hiế`n pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001
11.            Trình bày tính phụ thuộc hai chiều trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Lấy ví dụ minh hoạ.
12.            Trình bày các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước.
13.             Nội dung chủ yếu của quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân? Ý nghĩa của quyền này?
14.             Trình bày các bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước? Đánh giá của anh (chị) việc thực hiện các đảm bảo ấy trong thực tế hiện nay?
15.             Khái niệm và phân loại tổ chức xã hội ở Việt Nam. Cho ví dụ minh họa.
16.             Tại sao Luật hành chính quy định về các hình thức quan hệ giữa cơ quan hành chính và các tổ chức xã hội ?
17.            Trình bày sự điều chỉnh của pháp luật hành chính với tổ chức xã hội
18.             Khái niệm, đặc điểm và những nguyên tắc hoạt động công vụ nhà nước
19.             Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành.
20.            Nội dung chủ yếu của quyền, nghĩa vụ công chức theo pháp luật hiện hành
21.            Nêu những việc mà cán bộ, công chức không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.
22.            Nêu nhận xét của anh (chị) về phạm vi điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Ý nghĩa của Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 đối với việc quản lý công chức
23.             Khái niệm cán bộ, công chức theo quy định pháp luật hiện hành. Các loại công chức? Nêu ý nghĩa của các cách phân loại công chức.
24.             Các hình thức hình thành, bổ sung cán bộ, công chức theo quy định pháp luật hiện hành.
25.             Nêu và phân tích các hình thức sử dụng công chức ( Nội dung này bao gồm: điều động, luân chuyển, biệt phái, nâng ngạch, chuyển ngạch, đào tạo bồi dưỡng, thôi việc, nghỉ hưu)
26.            Trách nhiệm của các chủ thể trong sử dụng, quản lý cán bộ, công chức.
27.   Trình bày quan niệm về trách nhiệm chính trị đối với cán bộ và cơ chế thực hiện trách nhiệm chính trị ở Việt Nam hiện nay?
28.    Phân biệt trách nhiệm chính trị với trách nhiệm pháp lý, cho ví dụ minh hoạ
29.    Trình bày khái niệm, đặc điểm và căn cứ của trách nhiệm công chức
30.   Các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức theo pháp luật hiện  hành.
31.   Trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức theo theo pháp luật hiện hành
32.   Trình bày quy trình kỷ luật cán bộ, công chức. Điểm khác biệt giữa hai quy trình này.
33.   Khái niệm và đặc điểm của phương pháp quản lý hành chính nhà nước?  Có mấy loại phương pháp quản lý hành chính nhà nước? Nội dung các phương pháp quản lý hành chính nhà nước
34.   Phân tích phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước và phân biệt hai phương pháp đó.
35.   Cho ví dụ và phân tích để làm rõ mối quan hệ giữa phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong quản ký hành chính nhà nước.
36.   Tại sao phải kết hợp phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính nhà nước.
37.   Phân tích phương pháp thuyết phục trong quản lý hành chính nhà nước.
38.   Tại sao ở nước ta thực hiện phương pháp thuyết phục là chủ yếu trong quản lý hành chính nhà nước? Cho một ví dụ phương pháp này
39.   Tại sao phải kết hợp giữa phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước?
40.   Lấy một ví dụ về việc kết hợp giữa thuyết phục hành chính và cưỡng chế hành chính trong quản lý hành chính nhà nước, và chỉ rõ từng phương pháp trong ví dụ đó
41.   Hình thức quản lý hành chính nhà nước là gì? Trình bày các hình thức quản lý trong quản lý hành chính nhà nước.
42.   Cho ví dụ về một hình thức quản lý hành chính mang tính pháp lý, một hình thức quản lý hành chính ít mang tính pháp lý tương ứng và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
43.   Trình bày phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước? Tại sao phải sử dụng phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước?
44.   Quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước là gì? Chỉ rõ các loại quyết định quản lý hành chính và nêu ra những khác biệt giữa các quyết định quản lý này.
45.   Trình bày các yêu cầu của quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước. Các hình thức xử lý các quyết định quản lý hành chính nhà nước bất hợp pháp, bất hợp lý, cho một ví dụ minh họa.
46.    Cưỡng chế hành chính là gì? Trình bày các đặc điểm của cưỡng chế hành chính. Phân loại cưỡng chế hành chính .
47.    So sánh và chỉ rõ sự khác biệt cưỡng chế hành chính với cưỡng chế tư pháp ở nước ta hiện nay.
48.   Phòng ngừa hành chính là gì? Phòng ngừa hành chính gồm những biện pháp cụ thể nào?
49.   Cho ví dụ về biện pháp phòng ngừa hành chính và biện pháp ngăn chặn hành chính, phân tích ví dụ đó để phân biệt giữa chúng.
50.   Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm, mục đích của trách nhiệm hành chính.
51.   Vi phạm hành chính là gì? Lấy ví dụ về vi phạm hành chính và chỉ ra cấu thành pháp lý vi phạm hành chính đó.
52.   Cơ quan nào có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và các hình thức, biện pháp xử lý vi phạm hành chính? Vì sao?
53.   Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính.
54.   Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính
55.   Các hình thức xử phạt hành chính
56.   Trình bày các biện pháp buộc khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính. Khi nào cơ quan có thẩm quyền được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó?
57.   Trình bày thủ tục xử phạt hành chính. Phân biệt trường hợp áp dụng xử phạt có biên bản và không có biên bản vi phạm hành chính.
58.   Ý nghĩa của quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Quy định pháp luật về thời thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
59.   Khái niệm và bản chất của cưỡng chế hành chính. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về cưỡng chế hành chính hiện nay mà anh/chị biết
60.   Khái niệm và yêu cầu của đảm bảo pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
61.   Nêu các biện pháp pháp lý để đảm bảo pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; Cho ví dụ và phân tích nội dung cơ bản của một trong các biện pháp pháp lý đó
62.   Tại sao nói xét xử hành chính là một trong những phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước.
63.   Phân tích đối tượng xét xử hành chính theo quy định pháp luật hiện hành
64.   Phân biệt thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý hành chính nhà nước
65.   Phân biệt khiếu nại, tố cáo
66.   Trình bày khái niệm, thẩm quyền giải quyết khiếu nại
67.   Trình bày khái niệm, thẩm quyền giải quyết tố cáo
68.   Nêu tóm tắt các nguyên tắc tố tụng hành chính. Đặc điểm của thủ tục xét xử hành chính ở nước ta.
69.   Phân biệt thẩm quyền của Toà án và thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp hành chính. Ý nghĩa của mỗi hình thức giải quyết nêu trên.
70.   Phân biệt khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính.

<iframe src="https://www.google.com/maps/embed?pb=!1m14!1m12!1m3!1d476081.14429031254!2d105.29179102052917!3d21.216618540448607!2m3!1f0!2f0!3f0!3m2!1i1024!2i768!4f13.1!5e0!3m2!1svi!2s!4v1540123997306" width="600" height="450" frameborder="0" style="border:0" allowfullscreen></iframe>